Kiến thức sản xuất

  • ORS
  • Kiến thức sản xuất
VSM là gì? Các bước thực hiện VSM

VSM là gì? Các bước thực hiện VSM

VSM là gì? 7 bước thực hiện VSM đầy đủ nhất bao gồm: Thành lập nhóm triển khai, xác định nhóm sản phẩm, vẽ sơ đồ chuối giá trị VSM hiện tại, đánh giá hiện trạng, vẽ sơ đồ VSM tương lai, lập kế hoạch triển khai, đánh giá hiệu quả
Nội dung bài viết

    Sơ đồ chuỗi giá trị Value Stream Mapping – VSM là gì?

    Đây là một công cụ quan trọng của hệ thống quản lý tinh gọn Lean Manufacturing.

    Sơ đồ chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, đầy đủ một cách trực quan về hoạt động kinh doanh sản xuất. VSM hỗ trợ ghi chép, phân tích và cải tiến dòng chảy thông tin, vật chất của doanh nghiệp từ lúc đặt hàng đến lúc sản phẩm được giao đến tay khách hàng.

    Sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping là gì? 

    Trong cuốn sách “Value Stream Mapping”, tác giả Karen Martin and Mike Osterling cho biết “Sơ đồ chuỗi giá trị cung cấp một cái nhìn tổng thể về cách công việc diễn ra trong toàn bộ hệ thống”.

    Nếu nhà máy của bạn đang rối ren với những quy trình phức tạp, không rõ ràng, khó xác định thì VSM là một giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp của bạn.

    Lý do là VSM bao hàm rất nhiều thông tin, cho phép tất cả các thành viên và ban lãnh đạo nhìn thấy giá trị thực tế trên dòng chảy sản xuất. Từ đó, chúng ta có thể nhìn thấy các công đoạn, các bước thậm chí là thao tác tạo ra giá trị và không tạo ra giá trị để triển khai hoạt động cải tiến, cắt giảm lãng phí.

    Vai trò của sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping trong doanh nghiệp

    Khi áp dụng vào doanh nghiệp, VSM đem đến 3 lợi ích chính như sau:

    • Cắt giảm và loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty.
    • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao ý thức của người lao động.
    • Bản chất của VSM là bắt nguồn từ tiếng nói của khách hàng (VOC), do đó VSM loại bỏ ý kiến cá nhân, đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tiến gần đến sự hài lòng của khách hàng.

    Các bước thực hiện sơ đồ chuỗi giá trị VSM – Value Stream Mapping đầy đủ nhất

    1. Thành lập nhóm triển khai Value Stream Mapping

    Thành viên tham gia nhóm triển khai sẽ bao gồm những người đến từ các phòng ban, vị trí khác nhau như bộ phận sản xuất, bán hàng, dịch vụ khách hàng, kho… và trải dài từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên các cấp.

    Ngoài ra, ý kiến từ các nhà cung cấp cũng rất hữu ích trong việc triển khai, đồng thời giúp cải thiện chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo quy chuẩn.

    Số lượng thành viên tối ưu là khoảng 10 người. Khi số lượng quá ít, bạn sẽ không có đủ nguồn lực để triển khai dự án, đồng thời dễ dàng bị bỏ sót các vấn đề quan trọng, nhưng một đội nhóm quá đông sẽ khiến cho việc quản lý gặp khó khăn.

    2. Xác định nhóm sản phẩm

    Nhóm sản phẩm là tập hợp các sản phẩm, dịch vụ có quy trình sản xuất tương tự nhau.

    Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí để lựa chọn nhóm sản phẩm khác nhau, nhưng nhìn chung đều có thể áp dụng nguyên lý Pareto 80/20 để xác định được nhóm sản phẩm quan trọng nhất theo các tiêu chí đó.

    Trong quá trình xác định nhóm sản phẩm thì không thể bỏ qua điểm đầu, điểm cuối của nhóm, yếu tố này giúp xác định được phạm vi triển khai và vẽ sơ đồ hoàn chỉnh ở các bước sau.

    3. Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM hiện tại

    Ở giai đoạn này ngoài việc đảm bảo mạch sơ đồ và thông tin được thu thập phải “đi theo dòng chảy” thì cần chú ý tới các chỉ số phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng nhà máy và đưa ra phương hướng cải tiến như:

    • Cycle time (C/T)
    • Takt time (T/T)
    • Leadtime (LT)
    • Change over time (C/O)
    • Uptime, …

    Các ký hiệu thường sử dụng khi vẽ sơ đồ VSM

    Xem thêm: Cách vẽ sơ đồ VSM hiện tại - Current Value Stream Mapping

    4. Đánh giá hiện trạng

    Việc cần làm trong giai đoạn này chính là xác định những hoạt động tạo ra giá trị và những hoạt động không tạo ra giá trị. Bắt đầu từ giá trị mà khách hàng sẽ nhận và muốn nhận được, chúng ta sẽ đặt ra các câu hỏi như:

    • Hoạt động nào tạo ra giá trị gia tăng?
    • Hoạt động nào không tạo ra giá trị?
    • Hoạt động nào không tạo ra giá trị gia tăng nhưng cần thiết?

    Với ba đối tượng trên, chúng ta sẽ xác định được điểm cần cải tiến trong sơ đồ chuỗi giá trị tương lai.

    5.Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị tương lai

    Mục tiêu của chuỗi giá trị tương lai là xây dựng được quy trình sản xuất có liên kết trực tiếp tới nhu cầu của khách hàng.

    Để thiết lập được chuỗi giá trị tương lai hãy đảm bảo là bạn trả lời hết các câu hỏi dưới đây:

    • Làm thế nào để đảm bảo nguyên tắc dòng chảy?
    • Nơi lưu trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm đã hợp lý chưa?
    • Những cơ hội cải tiến nằm ở đâu trong cả quy trình sản xuất?

    6. Lập kế hoạch và triển khai cải tiến

    Đây chính là giai đoạn quyết định chi phí đầu tư ban đầu vào VSM có được thu hồi hay không.

    Ở giai đoạn này điều quan trọng nhất là xây dựng 1 kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết bằng cách sử dụng các công cụ của Lean Manufacturing như 5S – Kaizen, Kanban, Just in time, …

    • Thực hiện đúng theo mục tiêu của sơ đồ VSM
    • Các thành viên tham gia xây dựng sơ đồ nên góp mặt trong hoạt động cải tiến để tăng cường sự tham gia.
    • Thường xuyên tổ chức các sự kiện Kaizen
    • Tổ chức các cuộc họp đánh giá hiệu quả định kỳ để duy trì tinh thần cải tiến trong doanh nghiệp, biến hoạt động đó thành văn hóa của doanh nghiệp.
    • Xây dựng quy chế khen thưởng hợp lý để khuyến khích, động viên tinh thần của công nhân viên.

    Các chỉ số cần biết khi đo lường dòng chảy giá trị hiện tại

    7. Đánh giá kết quả

    Đây là bước rất quan trọng để đánh giá xem quy tình VSM được thực hiện có hiệu quả hay không? Một số tiêu chí cần xem xét khi đánh giá quá tình triển khai VSM là:

    • Sơ đồ đã truyền tải được mục tiêu doanh nghiệp mong muốn chưa?
    • Đã có sự kết nối giữa các thành viên trong dự án hay giữa doanh nghiệp và khách hàng chưa?
    • Các hoạt động cải tiến có hiệu quả hay không, có trở thành văn hóa doanh nghiệp hay không?

    Kết luận

    VSM là một công cụ trực quan hóa dòng chảy thông tin, vật chất trong toàn bộ doanh nghiệp. Với công cụ này, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy toàn bộ quy trình dòng chảy của nhà máy, mọi người sẽ có cái nhìn chung về các sự kiện, vấn đề đang xảy ra từ đó tìm ra được cơ hội cải tiến.

    Ngoài ra, sự đánh giá và cải tiến thông qua VSM mang tính tổng thể, đem đến sự cân bằng, hài hòa cho nhà máy một cách bền vững.

    contact
    Contact us

    Liên hệ ngay với chúng tôi

    `
    Zalo Chat